HÀM NẮN THÁO LẮP

Hàm nắn tháo lắp là loại hàm nắn bệnh nhân có thể tự tháo ra và lắp lại.

1.    Nguyên lý tác dụng
1.1.    Hàm nắn tháo lắp lực tác dụng chỉ làm nghiêng răng chứ không làm dịch chuyển thân răng.
1.2.    Lực khó kiểm soát, điểm đặt lực chỉ là một chấm trên răng, do đó lực rất khó kiểm soát.
-    Dễ gây tai biến
-    Lực có thể quá mạnh hoặc quá yếu, lực mạnh quá có thể gây đau thậm chí chết tuỷ, lực yếu quá thì ít tác dụng.
-    Lực giảm dân theo thời gian:
Khi mới bắt đầu điều chỉnh thì lực rất mạnh, sau đó lực giảm dần.
2.    Phân loại: chia 3 nhóm 
1.1.    Loại hàm có tác dụng tích cực:
Sử dụng lực cơ học để làm dịch răng hoặc kích thích sự phát triển của xương hàm.
Như hàm có cung môi (Haley)
1.2.    Bộ hàm có tác dụng chức năng :
Sử dụng các lực nhai vào mục đích nắn hàm L:
-    Hàm máng nhựa nâng khớp
-    Hàm máng trượt
-    Hàm monoblock
1.3.    Hàm có tác dụng thụ động:
-    Hàm giữ chỗ mất răng
-    Hàm giữ chỗ sau điều trị.
3.    Cách sử dụng 
-    BN có thể tự tháo lắp
-    BN phải đeo cả ngày lẫn đêm, trừ khi ăn và chải răng thì bỏ ra. Riêng hàm monoblock chỉ đeo ở nhà và ban đêm (Vì khi đeo không há được miệng)
-    BN tháo ra rửa 3 lần ngày bằng bàn chải + xà phòng. Ngâm vào nước khi không đeo.
-    BN cần tập nói trong những ngày đầu.
-    Bác sỹ cần kiểm tra thường xuyên 2 - 3 tuần / lần để :
            *Điều chỉnh lực
            *Phát hiện các trở ngại của răng và hàm nắn.
            *Sửa lại các bộ phận bị biến dạng.
4.    Chỉ định 
4.1.    Xương loại 1 có các lệch lạc :
-    Khe răng
-    Độ cắn chìa ít
-    Nong hàm nhẹ
-    Rối loạn vị trí của một răng nào đó.
4.2.    Thói quen xấu : Thè lưỡi , mút môi.
4.3.    Điều trị phối hợp với khí cụ cố định
5.    Ưu nhược điểm
5.1.    Ưu điểm : Rẻ, phù hợp với nền kinh tế nước ta và đáp ứng được 50% tổng số các ca nắn chỉnh răng.
5.2.    Nhược điểm :
-    Khó kiểm soát lực
-    Cồng kềnh
-    Phụ thuộc vào BN, vào sự hợp tác của BN. BN hợp tác tốt thì kết quả tốt và ngược lại